Lần tiếp theo bạn đi du lịch… Hãy đi cùng với nỗi sợ hãi


E-nest dịch theo bài viết của nochnoch trên trang www.lifehack.org

Ảnh trên trang www.the-working-traveller.com

Gần đây tôi đã đọc một cuốn sách du lịch Trung Quốc của ông Chu Trí Viễn (Xu Zhiyuan?), Tổng biên tập của tuần báo Business Weekly Trung Quốc và Contributor FT. Trong lời nói đầu, ông trích câu của Albert Camus trong cuốn The Notebooks, về du lịch có nghĩa là gì:

“Điều tạo nên giá trị của du lịch là sự sợ hãi. Thực tế cho thấy, tại một thời điểm nào đó, khi rời xa nơi sinh sống, chúng ta bị một nỗi sợ hãi mơ hồ bao trùm, và bản năng chúng ta tha thiết muốn quay trở lại để bảo vệ những thói quen cũ. Ðây là lợi ích rõ ràng nhất của du lịch. Ngay lúc đó dù đang phát sốt phát rét nhưng chúng ta cũng khá mong manh, và vì thế từng va chạm nhẹ nhất cũng làm sâu thẳm chúng ta rung động. Chúng ta tình cờ bước qua một dòng thác ánh sáng, và ở lại đó mãi mãi.”

Ðiều này đã đánh trúng tâm lý tôi. Tôi đã sống và làm việc tại 6 quốc gia, đi du lịch và ghé thăm hơn 150 thành phố trên thế giới. Tuy nhiên, tôi không nhớ hết tất cả những nơi đó; những nơi có ảnh hưởng sâu sắc đến tôi nhất cũng là những nơi tràn ngập nỗi sợ hãi. Chẳng cần phải thám hiểm một khu rừng nhiệt đới hay đến gần một con sư tử Châu Phi để chờ nó ăn thịt, mà còn hơn thế nữa, đó chỉ cảm giác bất an mà tôi đã cảm thấy khi xa vào mạng lưới của những nơi không quen thuộc.

Phản ứng bản năng đối phó với sợ hãi là tống khứ chúng đi. Trang web này – http://www.lifehack.org – được lập ra với những bài viết làm thế nào để thoát khỏi sợ hãi. Tôi đồng ý rằng nỗi sợ hãi không cần thiết sẽ gây ra ức chế tâm lý, nhưng tôi ủng hộ việc giữ lại nỗi sợ hãi và biến nó thành năng lượng của chúng ta.

Kể từ khi tôi bắt đầu nhớ được, mỗi lần đi du lịch hoặc chuyển đến một quốc gia khác là mỗi lần tôi được rèn giũa bằng sự sợ hãi. Nỗi sợ sự không chắc chắn, sợ rào cản ngôn ngữ, an ninh, hoặc chỉ đơn giản là câu hỏi, tôi có thể ăn sáng ở đâu. Mỗi bước du lịch đều hao tổn tinh thần. Ðôi khi, tôi quá kiệt sức khi cố gắng giải thích bằng cách khua tay múa chân một cách điên cuồng chỉ để có đuợc một chai nuớc ở một cửa hàng bé tí vì tôi không thể nói tiếng địa phương, và đành nhịn khát mà đi tiếp. Nhiều lần khác, tôi chỉ sợ nguời ta sẽ cuời nhạo giọng nói khác lạ của tôi.

Sự sợ hãi làm tôi cảm thấy khó chịu và xấu hổ. Thật vậy, phản ứng của tôi đã là trở về nhà với những gì tôi quen thuộc, hoặc chỉ đi du lịch đến những nơi tôi đã đến trước kia và biết tường tận mọi thứ xung quanh. Dù vậy, nỗi sợ hãi cũng làm tôi thêm cảnh giác với những gì diễn ra xung quanh.

Vài năm trở lại đây, khi tôi ngồi cạnh Angkor Wat, hít thở bầu không khí thâm u từ kiến trúc cổ kính, tôi đã thấy vài đứa con nít ăn mặc rách rưới chạy xung quanh để bán những chai nước với giá 1 USD. Niềm vui tỏa rạng trên những khuôn mặt bé nhỏ khi bán được một chai nước đã làm tôi xúc động. Tôi đã không thể hiểu tại sao chúng có thể hạnh phúc đến thế, và điều đó đã lấp đầy sự trống rỗng và vô nghĩa khi tôi làm công việc kiếm ra gấp nhiều lần số tiền đó. Chúng không có thức ăn và tôi có những món ăn ngon lành ngay trong tầm tay. Người dân Campuchia chỉ được biết đến như nạn nhân của thảm họa diệt chủng trong lịch sử dân tộc. Tôi chưa bao giờ thấy một cuộc chiến tranh. Và tôi tràn ngập sự thương cảm với những người kém may mắn quanh tôi. Chắc chắn, nơi tôi ở vẫn có những người rất nghèo, nhưng trước đây tôi chưa từng để ý đến họ. Tôi không có thời gian để bước chậm lại và suy nghĩ về cuộc sống mà tôi đang sống, tôi tự lừa dối bản thân là mình đang hưởng thụ cuộc sống, và cho phép sự tự hào bản thân nâng đỡ lòng tự trọng.

Ði du lịch mang tôi ra khỏi khu vựa thoải mái dễ chịu của tôi. Tôi tự hỏi bản thân mình về cuộc sống của tôi, kế hoạch của tôi, và những người xung quanh tôi. Tôi tự hỏi tôi có thể làm gì để bản thân và những nguời khác tốt hơn. Tôi tìm kiếm mặt đen tối và xấu xa trong tâm hồn, những thứ tôi cần phải đối đầu. Tôi run lên không chỉ vì với nỗi sợ hãi những tên trộm và những món ăn bẩn thỉu ở một thành phố tôi chưa từng đến mà còn vì nỗi sợ mục đích sống của tôi; và đó là một bức tranh lớn hơn nữa và đó là những gì tôi đã khám phá ra bản thân mình. Tôi sợ hãi những gì tôi phát hiện được về chính mình trong suốt hành trình, bởi vì thói quen cũ bao giờ cũng dễ dàng được nuông chiều hơn.

Kể từ ngày định mệnh đó ở Siem Reap, tôi đã lập kế hoạch để rời bỏ công việc hợp tác kinh doanh và bắt đầu tham gia vào những tổ chức từ thiện dành cho trẻ em, bất cứ tổ chức nào tôi có thể liên lạc.Cuộc sống cũng đã mở thêm một khóa học hoàn toàn khác khi tôi bắt đầu lập kế hoạch cho căn bệnh của mình 2 năm trước, nhưng đó là một câu chuyện khác.

Nỗi sợ hãi đã trở thành một người bạn và dạy cho tôi trở nên nhạy cảm hơn với tiếng nói bên trong và đồng cảm với người khác hơn. Nỗi sợ hãi giúp tôi hiểu được chính mình.

Mỗi khi đi du lịch, sự lo lắng đề phòng đã thúc đẩy tôi khám phá mọi thứ trong suốt chuyến đi. Tắm nắng trên bãi biển cũng như khi đi thăm quan các bảo tàng địa phươnng, tôi rộng mở mọi giác quan để hấp thụ tất cả những gì vũ trụ xung quang đang cố gắng nói cho tôi biết.

Và vì vậy tôi mong bạn, lần tiếp theo khi bạn đến một thành phố nước ngoài, và bạn khiếp hãi khi phải nói chuyện với một nguời lạ, hoặc làm thế nào để rút tiền mặt, hãy cho phép sự sợ hãi bao trùm bạn. Giữ lấy nỗi sợ hãi và để cho nó giúp bạn mở to mắt nhận ra những điều bạn không nghĩ rằng bạn sẽ thấy.

Hãy du lịch với sự nhạy cảm. Sự sợ hãi có thể là bạn của chúng ta. Đừng sợ nó.

Tại sao bạn nên bỏ việc và du lịch vòng quanh thế giới?



Ảnh trên trang flickr – Alexander A.

E-nest dịch theo bài viết trên trang chrisguillebeau.com

Có một điều hay xảy ra mỗi khi tôi đi du lịch nước ngoài. Tôi kể cho mọi người nghe về nơi tôi đang đi, và họ luôn luôn nói giống nhau: “Thật hấp dẫn quá đi! Ước gì tôi cũng có thể làm như vậy.”

Câu trả lời của tôi luôn luôn giống nhau: “Điều gì ngăn bạn chứ?”

Tôi không phán xét, tôi chỉ cố gắng tìm ra những động lực và ưu tiên của mọi người. Thực sự có thể có một lý do tại sao một người nào đó không đi du lịch nhiều, nhưng các câu trả lời tôi nghe lại thường là một trong những dạng sau:

• “Tôi không có tiền để đi du lịch”.

Công bằng mà nói thì có thể đúng, nhưng đối với nhiều người nói câu đó, nó sẽ có nghĩa là thế này: “Tôi đã chọn để chi tiền cho rất nhiều những thứ khác, vì vậy bây giờ tôi không có tiền để đi du lịch.” Mỹ là một quốc gia giàu có, và số tiền chi tiêu vào mỗi cuối tuần của những người sống ở đây là cả một tài sản lớn đối với nhiều người khác. Nếu bạn không hiểu, hãy đọc các bài báo trên tờ New York Times xem. (Ở Mỹ, người ta thường được nhận lương vào cuối tuần – E-nest)

Chúng ta chọn những gì chúng ta coi trọng một cách có ý thức hoặc vô thức.

Nhiều nguời, dù trẻ hay già, dều sung suớng xài tiền và thậm chí lâm vào cảnh nợ nần vì những thứ xa xỉ mỗi tuần. Còn tôi đã chọn tập trung chi tiêu hàng đầu vào những trải nghiệm có ý nghĩa.

Một lần có nguời nói với tôi rằng, cô ấy không thể tham gia vào một buổi từ thiện vì cô ấy không cảm thấy chắc chắn khi bị mắc nợ, và chồng cô ấy tin rằng thế chấp để vay tiền rõ ràng sẽ lâm vào cảnh nợ nần. Tôi phải tỏ ra bất ngờ với nguời thốt ra câu đó, tôi hoàn toàn đồng ý và bảo rằng tôi chắc chắn thích một cuộc sống hoàn toàn không vướng phải nợ nần gì cả.

Cô ấy gật đầu và nói:”Vâng, bây giờ chúng tôi không có nợ nần gì cả. Vâng, chỉ có 2 cái ô tô thôi … và tiền học phí … và thẻ tín dụng, và dĩ nhiên, chưa tính hợp dồng thế chấp”.

Tôi quá sốc dể có thể trả lời họ.

” Phần còn lại của thế giới thật là nguy hiểm”

Nhiều nguời không buớc chân ra ngoài và nói như thế, nhưng điều đó lại có nghĩa là: “Nếu tôi ra khỏi nhà, một điều gì đó kinh khủng sẽ xảy ra”. Sự thật là những điều tồi tệ có thể xảy ra ở nơi bạn sống cũng có thể dễ dàng xảy ra ở bất cứ nơi đâu, và có rất ít nơi trên thế giới có thái dộ thù địch với khách du lịch.

Bạn đi càng nhiều, bạn càng nhận ra rằng, ít nhất bạn cũng có thể an toàn ở rất nhiều nơi trên thế giới như ở nhà. Chắc chắn là bạn vẫn không định đến Baghdad hay Mogadishu ngay bây giờ, và danh sách của những nơi không mến khách thật sự rất ngắn. Danh sách những nơi tuyệt vời dài không thể tưởng tượng đuợc, thế nên hãy bắt đầu đi. Những nguời thông minh nhận ra rằng nỗi sợ hãi một cái gì đó thuờng rất phi lý, thế nên bạn đừng để nó giữ bạn ở lại nhà, nó không đáng thế đâu.

• “Tôi thích ở nhà.”

Ðó là một cách nói khác của: “Tôi sợ phải trải qua những thay đổi và khác biệt”. Truớc khi bạn viết câu này xuống, hãy hiểu rằng hầu hết chúng ta đều cảm thấy như vậy vào một thời điểm nào đó. Và điều đó chỉ là một thứ chúng ta cần phải vượt qua. Một nhóm nhỏ trong chúng ta sẽ dũng cảm vuợt qua nỗi sợ hãi đó, và số còn lại sẽ ở nhà, không bao giờ mạo hiểm vuợt qua sự dễ chịu bao bọc quanh họ. Ðó là sự thất bại của họ, và đừng để bạn cũng như thế.

Tôi sẽ làm điều đó khi nào tôi nghỉ hưu (hoặc vào một thời điểm nào đó ở thì tương lai xa).

Tôi thấy không có gì sai khi trì hoãn sự thỏa mãn của bản thân. Tôi có một tài khoản tiết kiệm cá nhân dành cho lúc nghỉ hưu (IRA – Individual Retirment Account – Mỹ), tôi cẩn thận nhìn cả hai huớng khi qua duờng, và cũng hợp lý thôi khi đầu hàng mọi thứ bây giờ dể trông đợi vào một tương lai tươi sáng hơn ở phía trước.

Cho dù như vậy, điều nguy hiểm ở đây là khi bạn trì hoãn sự thỏa mãn bản thân, điều đó sẽ trở thành cái cớ để không sống cuộc sống mà bạn mong muốn.

Có bao nhiêu nguời bạn quen biết thật sự làm những việc mà họ nói họ sẽ làm khi họ đến độ tuổi thôi làm công việc mà họ đã theo đuổi cả đời? Ðiều phổ biến hơn cả là bạn sẽ thu hẹp những giấc mơ của bạn trong suốt cuộc đời.

Nếu bạn muốn chơi golf cả ngày và theo dõi lịch uống thuốc đều đặn, một công-việc-40-năm sẽ thích hợp với bạn. Nếu bạn có những ý tưởng hoặc khác vọng khác, đừng giết chết bạn như một nô lệ của tương lai. Thay vào đó, hãy đi và hình dung những nơi nào bạn muốn đến và làm điều gì đó để thực hiện chúng.

4 câu hỏi quan trọng bạn cần tự hỏi:

1. Bạn có hài lòng với công việc không? Nó có đáp ứng nhu cầu và mong ước của bạn không?

Công việc của bạn không đơn thuần chỉ là chu cấp cho phần đời còn lại của bạn. Hãy tự hỏi bản thân, tôi làm việc vì điều gì? Tôi đang làm việc để sống hay sống để làm việc? Nếu công việc giúp bạn đạt duợc những mục đích của mình, điều đó thật tuyệt vời. Nếu không, có lẽ đây chính là lúc phải thay đổi.

2. Hãy nghĩ lại về những lần bạn du lịch nước ngoài. Bạn dã học thêm đuợc những điều gì từ những chuyến đi đó? Bạn có nghĩ rằng bạn muốn học hỏi thêm không?

Với tôi, càng đi nhiều, tôi càng muốn biết thêm, và tôi càng nhận ra rằng thế giới này thật rộng lớn biết bao. Khi còn trẻ và và dành một khoảng thời gian khá dài ở nuớc ngoài, tôi thuờng nói rằng tôi đã du lịch “vòng quanh thế giới” rồi. So với hơn 60 nuớc sau này, tôi đã cuời nhạo tôi khi đó. Vẫn còn nhiều, rất nhiều nước tôi chưa đến, và thậm chí, khi đã đạt đuợc mục đích đến đuợc tất cả các nước trên thế giới, thì vẫn còn khá nhiều nơi tại những đất nuớc đã đi qua mà tôi vẫn chưa đặt chân đến.

3. Nếu bạn có thể đến bất cứ nơi nào trên thế giới, nơi nào bạn sẽ đi? (Ðừng nghĩ về những lý do bạn không thể đi).

Hãy suy nghĩ về 6 châu lục – Châu Phi, Châu Úc, Châu Á, Châu Âu, Bắc và Nam Mỹ – và nghĩ về những thành phố hoặc đất nước mà bạn luôn mong ước được đến. Sẽ có cơ hội để đến một nơi nào đó và chắc chắn có vài nơi bạn luôn luôn muốn đến.

Cuối cùng, tôi tin rằng du lịch nuớc ngoài không tốn kém bằng cách mà chúng ta đang sống đâu. Sự thật là rất đáng tiền để chúng ta du lịch vòng quanh thế giới.

Vì vậy, bạn cũng nên hiểu rõ và trả lời câu hỏi này:

4. Ưu tiền tài chính hàng đầu của bạn là gì?

Nếu không trả lời ngay được, có một cách kiểm tra rất dễ. Chỉ cần nhìn vào bảng sao kê ngân hàng, các phần mềm tài chính, hay sao kê thẻ tín dụng 6 tháng gần nhất. Dù bạn có thích hay không, những thứ làm bạn chi tiền nhiều nhất sẽ là nơi bạn ưu tiên hàng đầu. Nếu bạn thích chi tiền cho toàn những thứ xa xỉ, có lẽ bạn cần phải thay đổi một chút.
***
Và bây giờ, đoạn kết câu chuyện sẽ thuộc về bạn. Hãy nghĩ về những câu hỏi và lên kế hoạch. Một nơi – hoặc 10 nơi – mà bạn luôn luôn muốn đến.

Hãy viết ra và dán lên màn hình, thế là bạn sẽ liên tục được nhắc nhở về điều đó.

Nếu bạn không thực hiện giấc mơ của mình một cách nghiêm túc, thì ai sẽ làm điều đó?
——————————

Làm thế nào để dạy con trẻ về chuyện tiền bạc?


Enest dịch theo bài viết của Shannon R trên trang www.howskills.com

Con trẻ biết rất ít về chuyện tiền bạc và cách ra những quyết định tài chính sáng suốt, vì vậy tất cả việc chi tiêu và tiết kiệm sẽ tùy thuộc vào việc bạn giáo dục chúng như thế nào. Giáo dục con trẻ ngay bây giờ sẽ giúp chúng xây dựng nền tảng vững chắc cho tài chính trong tương lai. Bắt đầu vào khoảng 4-5 tuổi chúng đã sẵn sàng để bắt đầu học về chuyện tiền bạc.

Hãy cân nhắc những cách dưới đây, nó sẽ giúp bạn dạy con làm thế nào sử dụng tiền một cách có trách nhiệm.

1. Nói chuyện với con trẻ về thẻ tín dụng khi bạn dùng thẻ để mua sắm. Giải thích cách nó họạt động và các hóa đơn cần phải được thanh toán vào cuối tháng. Chỉ cho chúng biết lãi suất là gì và cách tính lãi suất cộng dồn khi trả chậm.

2. Đưa cho trẻ một khỏan tiền nhỏ cho những việc đặc biệt, nhưng không trả tiền cho những việc cơ bản như dọn giường. Trả tiền cho những công việc vượt quá trách nhiệm hàng ngày của chúng như dọn sạch tủ quần áo hay cắt cỏ trong vườn

3. Mở một tài khỏan tiết kiệm cho trẻ. Giúp chúng điền vào phiếu gửi tiền, và dẫn chúng đi ngân hàng với bạn để tự nộp tiền vào tài khoản.

4. Hãy xem xét việc tiết kiệm của trẻ để khuyến khích chúng để dành tiền.

5. Hướng dẫn con trẻ cách so sánh các cửa hàng. Khi chúng bày tỏ sự tha thiết với một món đồ chơi nào đó, hãy ghi lại giá tại một số cửa hàng và giá bán trên mạng. Con bạn chắc chắn sẽ bất ngờ với khoản tiền tiết kiệm được chỉ với một chút tìm kiếm.

6. Khuyến khích sự hăng say làm việc. Chỉ cho con bạn thấy sự quan trọng của làm việc chăm chỉ và cố gắng hết sức mình. Những người làm việc chăm chỉ sẽ kiếm được nhiều tiền hơn những người lười biếng.

7. Giúp con bạn xác định mục đích sử dụng tiền. Có mục đích sẽ giúp con trẻ ra quyết định, học các nguyên tắc và làm việc cật lực để thành công. Quá trình này cũng sẽ giúp con trẻ phát triển sự tự tin và lòng tự trọng.

8. Làm một tấm gương tốt với những thói quen sử dụng tiền của chính bạn. Hãy lập một quỹ nếu bạn vẫn chưa có. Hãy để cho con bạn xem bạn đã lập kế hoạch tiết kiệm cho những thứ bạn muốn có nhưng không đủ tiền để mua được ngay lập tức như thế nào.

9. Dạy con bạn tầm quan trọng của việc cho đi. Giúp chúng khám phá cảm giác thích thú khi quyên góp một ít tiền của chính chúng vào một tổ chức từ thiện.

Những dấu hiệu cảnh báo


E-nest dịch theo bài viết trên trang chrisguillebeau.com

Mọi người xung quanh sẽ chiếm đoạt cuộc đời bạn nếu bạn để cho họ làm điều đó. Vậy họ làm điều đó như thế nào?

Bước 1: Họ bắt đầu bằng cách lấy chiếm lấy thời gian của bạn.

“Điều này sẽ chỉ mất một phút …”

“Chúng ta có thể có một cuộc gọi ngắn để thảo luận không …”

“Chúng tôi muốn sự tham gia của cậu vào…”

Khi họ gửi một tin nhắn ở một nơi chỉ để bảo rằng họ có tin nhắn cho bạn ở một nơi khác, bạn biết bạn đang thật sự gặp rắc rối rồi. Hãy coi chừng!

Bước 2: Họ tiếp tục đặt sự ưu tiên của họ trước những việc của bạn.

“Chúng ta cần thực hiện điều này ngay lập tức.”

“Việc này rất gấp.”

Sau đó một giờ lại bắt đầu hỏi thăm: “Cậu đã nhìn sơ nó chưa?”

(Lưu ý: Đừng nhầm lẫn chuyện gấp với chuyện quan trọng. Hãy đọc thêm: Việc bạn không biết lập kế hoạch không phải là chuyện gấp của tôi.)

Bước 3: Họ cho rằng họ hiểu biết hơn bạn.

“Hãy để tôi giúp bạn một số lời khuyên miễn phí.”

“Tôi biết bạn phải làm gì.”

“Đây sẽ là một việc có lợi cho cả hai chúng ta.”

(Lưu ý: Đa số trường hợp, khi mọi người nói việc này sẽ có ích cho bạn, thật sự điều họ nghĩ là: “Điều này sẽ giúp tôi, nhưng chúng ta cứ giả vờ là nó cũng sẽ giúp bạn đi”.

Bước 4: Khi bạn từ chối yêu cầu của họ, họ sẽ cố gắng làm cho bạn cảm thấy mình tồi tệ.

“Tôi không hiểu lắm lý do tại sao bạn lại từ chối cơ hội tuyệt vời này.”

“Tôi thực sự cần sự giúp đỡ của bạn để đảm bảo dự án này thành công.”

“Chúng ta có thể nói về lý do tại sao bạn không cảm thấy điều này là phù hợp?”

***

Đôi khi, chúng ta để cho mọi người kiểm soát cuộc sống chúng ta khi tin tưởng giao cho họ quyền đó. Chúng ta thừa nhận rằng mọi người hiểu biết hơn chúng ta. Chúng ta chấp nhận rằng những việc gấp gáp của người khác quan trọng hơn của chúng ta.

Câu trả lời là ngừng ngay việc tin vào những điều đó và hãy bắt đầu xây một rào chắn.

Bạn hãy bắt đầu bằng cách quyết định cho chính mình một vẻ ngoài thành công. Lập các quy tắc của riêng bạn. Hãy rõ ràng về những gì bạn muốn và làm thế nào bạn để đạt được nó.

Bạn tiếp tục bằng cách xác định các cam kết. Nếu 9/10 các cuộc thư thoại là một sự lãng phí thời gian, tại sao phải bận tâm lắng nghe tất cả? Nếu bạn biết cuộc họp sẽ không hiệu quả, tại sao bạn phải tham dự? Nếu bạn không muốn bị phân tâm bởi các phương tiện truyền thông, đừng đăng nhập.

Dưới đây là năm từ mạnh mẽ mà bạn có thể sử dụng để giành lại quyền kiểm soát: “Xin lỗi, bây giờ tôi không rảnh.” (“Sorry, I’m not available right now.”)

Và điều gì sẽ xảy ra với bạn? Hãy kể cho chúng tôi nghe.

Hành lý xách tay


Sau khi đeo thử 1 ba lô 10kg 2 ngày quãng đường ngắn thì tôi bị chấn cơ ngực. hơ hơ, đành chuyển qua tìm mua 1 ba lô có bánh xe và cần kéo.Sau khi dòm ngó 1 số bạn hàng không thì thông số chung là như thế này: trọng lượng tối đa 7kg và kích thước phổ thông là 48 cm x  34 cm x 23 cm. Thông tin này ghi lại vào ngày 03/07/2012.

Chép lại đây phòng có người cần giống mình.

Cheers!

  trọng lượng (kg) kích thước
Vietjet air 7 56 cm x 36 cm x 23 cm
Jetstar 7 48 cm x 34 cm x 23 cm 
Airasia 7 56 cm x 36 cm x 23 cm
Vnairlines 7 56 cm x 36 cm x 23 cm
Qatar Air 7 50 cm x 37 cm x 25 cm
TigerAir 7 54 cm x 38 cm x 23 cm
ThaiAirway 7 56 cm x 45 cm x 25 cm

101 cách tìm những nơi ăn ngon nhất ở nước ngoài


E-nest dịch theo bài viết của Jo Fitzsimons trên trang www.theflyingfugu.com.

Khi bạn ở ngoài vùng hoạt động của mình, tìm được một chỗ ăn ngon có thể là một thách thức. Nếu bạn là một người yêu thích ăn uống, ghé vào ăn một bữa tai hại có thể tàn phá bạn, và chạy trốn các bữa ăn dở tệ thật sự có thể làm hỏng chuyến đi của bạn.

Đừng sợ thức ăn, dưới đây là Hướng dẫn đầy đủ để tìm được món ăn tốt nhất ở mỗi thành phố.

Hãy Thực hiện 101 cách tìm kiếm những bữa ăn tốt nhất ở nước ngoài:

HÃY TÌM HIỂU

1) Hỏi người dân địa phương họ đã đi ăn tối hôm qua ở đâu. Đừng bảo họ gợi ý, hỏi chính xác nơi họ đi.

2) Hãy nói rõ rằng bạn muốn món ăn truyền thống. Hãy làm cho họ biết là bạn không muốn một chút hơi hớm nào của những món phục vụ cho dân du lịch.

3) Sử dụng từ địa phương. Bạn sẽ có nhiều khả năng để có được một danh sách chính xác của các món ăn.

4) Tham gia xếp hàng. Nếu người dân địa phương đang tập trung xếp hàng, ví dụ như món hummus Ali Caravan ở Tel Aviv, nó chắc chắn sẽ rất ngon. (Hummus – Món khai vị Thổ Nhĩ Kỳ – E-nest google)

5) Không tự hạn chế vào một nguồn thông tin. Sử dụng các trang web, sách hướng dẫn, blog và người dân.

6) Hỏi thăm bạn bè, gia đình và khách du lịch. Nếu bạn biết ai đã ở đó, hãy hỏi họ chỗ ăn ưa thích.

7) Những danh sách truyền thống cũng là một khởi đầu tốt. Hãy thử Zagat và Michelin Guide, cũng như sách hướng dẫn du lịch Fodor và Lonely Planet.

Bún chả Hà Nội (Việt Nam) – Ảnh. E-nest

8) Hãy nhìn chừng năm in. Kiểm tra năm xuất bản và bổ sung thông tin từ những nguồn khác mới hơn.

9) Sự giới thiệu có thể biến một nhà hàng tốt thành xấu. Cơn lốc khách du lịch kéo tới theo lời giới thiệu có thể làm giá cao hơn và món ăn tệ đi.

10) Tìm kiếm món ăn địa phương và các trang web nước ngoài. Hãy xem các hướng dẫn ở nhà, ví dụ như, City weekend, China cho người nước ngoài, và trang hướng dẫn địa phương như Time Out.


Thịt nướng Sapa (Việt Nam) – – Ảnh. E-nest

11) Đọc những blog thức ăn và các diễn đàn để xác thực. Các Blogs do người địa phương viết, ví dụ như, Parlafood (Rome), và các diễn đàn thực phẩm như Chowhound là những nguồn thông tin tốt.

12) Vào Facebook và Twitter của các nhà hàng. Xem những thông tin phản hồi và đánh giá mới nhất.

13) Hãy chắn chắc người đánh giá có cùng cách ăn uống với bạn. Lời khuyên từ một người sành ăn Pizza Hut không giúp bạn được nhiều đâu.

14) Hãy thận trọng với các nhận xét trên những trang web hàng đầu. Hãy cảnh giác với những đánh giá có ngữ pháp hoàn hảo, những đánh giá đó có thể được trả tiền (Yelp, Trip Advisor).

CHỌN VỊ TRÍ

15) Tránh các điểm du lịch. Điều này thật rõ ràng nhưng đó là điều cơ bản. Ngoại lệ: nhà hàng Jules Verne, Eiffel Tower, Tầng 2.

16) Hãy ngửi không khí. Thực phẩm tươi sống có mùi hấp dẫn. Dầu chiên có bị lạm dụng không.

17) Hãy đến các bến tàu để ăn hải sản. Ăn tươi ngay khi nó vừa cập cảng.

18) Tìm những khu chợ dành riêng cho thịt. Ngấu nghiến chúng khi vừa mới ra khỏi bếp.

19) Tìm những nhà sản xuất sữa để lấy pho mát. Nếm và mua giữa hương thơm của pho mát tươi là điều không gì có thể so sánh được.

20) Tìm kiếm các khu vực truyền thống. Khai thác những món ăn dân tộc của một quốc gia, ví dụ như, cà ri Bangladesh ở khu phố cổ Brick Lane, London.

21) Không vào ăn chỉ vì vẻ bên ngoài. Bạn thấy nhà hàng tuyệt đẹp thì chắc chắn rằng đồ ăn cũng sẽ có giá cao tương tự.

22) Ăn ở vỉa hè thường là ngon nhất. Bỏ qua một bên những hướng dẫn du lịch và theo chân người dân địa phương thường chắc chắn hơn.

23) Hãy thử đến các khu náo nhiệt. Các đầu bếp đều cần một nơi nào đó để khởi nghiệp.

CHỌN NHÀ HÀNG

24) Ăn tối trong các khách sạn nhỏ. Không có gì địa phương hơn việc ăn chung với gia đình chủ khách sạn – ở châu Âu và châu Mỹ La tinh điều này rất phổ biến.

25) Nghe tiếng địa phương. Nếu trò chuyện bằng tiếng Anh, sẽ khó có khả năng các món ăn được nhắc đến nhiều.

26) Đi đến những quán rượu gia đình để có giá tốt nhất. Kiểm tra các tấm ảnh, họ tên trên cánh cửa và các dấu hiệu của một gia đình.

27) Tránh các nơi có phục vụ bàn làm việc chào mời khách. Nếu họ muốn đón khách du lịch, họ sẽ phục vụ cho khách du lịch.

28) Nhìn qua các bàn và tìm kiếm những nụ cười.
Hãy nhìn xung quanh để cảm thấy sự hài lòng với thức ăn và sự thỏa mãn của khách hàng trước khi bạn ngồi vào.

29) Đừng đánh giá một nhà hàng qua vẻ bên ngoài của nó.
Vẻ ngoài luộm thuộm vẫn có thể có món ăn ngon.

30) Đừng bị lừa vào một chuỗi nhãn hiệu. Một chuỗi nhà hàng ở nước ngoài là có thể không giống nhau, ví dụ như, Old Chang Kee, Singapore. Hãy kiểm tra chúng trước khi bạn đến.

31) Cửa kính trưng bày món ăn ra phía trước để làm khách du lịch hét lên. Chạy thôi.

32) Hãy xem chừng những chiếc ghế nhựa với giá ăn uống rẻ.
Tối đa hóa lợi nhuận như thế thể hiện rõ sự quan tâm dành cho khách hàng quá thấp.

33) Đông không có nghĩa là chất lượng tốt.
Sự ảnh hưởng có thể giải thích cho số đông. Một khách hàng có thể kéo theo hai người hay nhiều hơn, rồi bốn, và cứ thế.

34) Tìm kiếm dấu hiệu của những khách hàng thường xuyên. Khách hàng thân thiết với các phục vụ bàn có thể cho thấy rằng ở đây thức ăn đáng để quay lại.

35) Nhìn vào các cặp đôi. Gia đình và các nhóm bạn thường chọn những nơi dễ chịu. Các cặp đôi thường phân biệt sáng suốt hơn.
36) Quan sát các xe tải giao hàng. Nếu nó không có thương hiệu, bạn an toàn rồi.

KIỂM TRA THỰC ĐƠN

37) Không có thực đơn là một dấu hiệu tốt. Những nơi không có thực đơn cho thấy các món ăn được quyết định hàng ngày dựa trên thực phẩm sẵn có tại địa phương.

38) Thực đơn được viết với ngôn ngữ địa phương là dấu hiệu tích cực. Cho thấy đồ ăn ở đấy đích thực phục vụ cho người dân địa phương.

39) Hãy coi chừng các món ăn đã Tây hóa. Fajitas (Mexico) và mì spaghetti với thịt viên (Italy) không phải là món ăn phổ biến trong nước. Họ đang cố để làm hài lòng khách du lịch.

40) Hãy tìm các thực đơn ít món. Tập trung vào một món ăn hứa hẹn nhiều hơn một cửa hàng tiện ích one-stop.

41) Tìm các loại thực phẩm có chứng nhận xuất xứ. European PDO (Protected Designation of Origin) thể hiện nguồn gốc tự nhiên của thực phẩm.

42) Hiểu biết về sư đa dạng vùng miền.
Pháp có khoảng 30 vùng thực phẩm khác nhau. Hãy tìm ra những đặc sản địa phương trong khu vực nơi bạn đang đến.

43) Tránh các menu được ép nhựa, dịch sang 7 thứ tiếng, in đầy cờ. Hoàn toàn trái ngược của một thực đơn địa phương và được thiết kế hoàn toàn dành cho khách du lịch.

44) Hãy coi chừng các thực đơn tụt hậu. Nếu một đầu bếp vẫn đưa ra hàng loạt món vịt nấu cam, có lẽ kỹ năng ông ta có vấn đề.

45) Gọi món ngoài thực đơn là một sự liều mạng. Nếu một món không có trên thực đơn thì có nghĩa là các đầu bếp không có ý định nấu món đó.

ĐẶT MÓN

46) Đừng nghĩ quá cứng nhắc về những món ăn nước ngoài.
Lòng bò có thể rất ngon, và những bộ phạn não tạng khác cũng vậy. Hãy để vị giác của bạn quyết định.

47) Gọi món theo thứ tự thực đơn. Pasta là món được ăn đầu tiên tại Ý. Hãy làm giống người địa phương.

48) Hãy hỏi người phục vụ thích món nào. Hãy đếm ý kiến cá nhân, bảo họ gọi cho bạn món mà họ yêu thích.

49) Hỏi về kích thước phần. Phần ăn Tapas – món ăn khai vị Tây Ban Nha khác với phần cơm của Trung Quốc. Nhìn xem người địa phương ăn thế nào để gọi món của bạn.

50) Sự chờ đợi luôn có giá trị của nó. Nấu nướng thực phẩm tươi sống cần có thời gian.

51) Tiến thẳng đến đặc sản của vùng đó.
Chứ 1 dĩa salad Caesar thì bạn có thể ăn ở bất cứ nơi nào.

52) Biết rõ pho mát.
Không chỉ ăn chung với bánh sandwich, phô mai là một món riêng ở Pháp, và cũng có thể là một món ăn riêng biệt ở nơi khác, ví dụ như Feta salad ở Feta, Hy Lạp.

53) Tìm món cá nướng trên bờ biển. Xác định vị trí nhà hàng ven biển, chọn cá sống và nướng. Hãy thử ở đảo Gili, Indonesia.

54) Ăn thử trước khi bắt đầu gọi món.
Hãy nhận biết chất lượng món ăn trước khi gọi cả bàn thức ăn.

55) Đừng sợ để lại. Nếu bạn đã bị trễ, hãy lịch sự trả cho những gì bạn đã ăn và rời đi.

56) Đến những chỗ nấu chậm.
Nếu một món ăn cần phải được đặt hàng trước một ngày, rất có khả năng là người ta đã đặt rất nhiều tình cảm vào nó khi nấu.

57) Quan sát những mánh lới quảng cáo.
Hơi nước, bọt bia, ăn trong bóng tối, lắng nghe tiếng biển. Những điều đó chỉ dễ thương khi nó làm nâng giá trị món ăn chứ không phải làm bạn phân tâm.

58) Không loại trừ tất cả các món ăn nhanh. Nó có thể là một phần cơ bản của món ăn truyền thống. – Xúc xích nóng và khoai tây chiên ở Santiago là những món chắc chắn phải thử qua

ĂN CẦU KỲ

59) Đi đến châu Âu.
Trong số 50 Nhà hàng tốt nhất thế giới (Giải thưởng San Pellegrino, 2011) thì đã có 33 nằm ở châu Âu.

60) Đến nơi đó ngay sau khi nó nhận được giải thưởng.
Một ngôi sao Michelin có thể đoạt được hoặc bị mất trong vòng một hoặc hai năm.

61) Đừng bị cuốn hút vào bầu không khí với quần áo lộng lẫy. Vải lanh trắng, bồi bàn lạ mắt và giá cao đều rất dễ dàng. Thực phẩm sẽ có cùng một tiêu chuẩn?

62) Hãy chắc chắn rằng các đầu bếp được quảng cáo đang ở trong bếp. Không có gì đảm bảo nên hãy kiểm tra trước khi bạn đến.

63) Đặt trước. Đối với khách du lịch cũng như dân địa phương, một nhà hàng ngon lành rất khó có chỗ với danh sách đặt bàn trước cả năm.

64) Tìm ra chi tiết và thay đổi thực đơn. Tập trung vào các sản phẩm theo mùa và sự hài lòng của khách hàng.

65) Kiểm tra danh sách rượu vang ngon. Thức ăn và rượu vang đi đôi với nhau là điều cốt yếu và chất lượng cao cũng rất quan trọng.

66) Hãy tìm kệ rượu. Rượu khai vị và rượu mạnh cũng là một phần quan trọng trong việc thưởng thức món ăn, vì vậy phải đảm bảo sự có mặt của nó.
.
67) Kiểm tra cách trang trí và sự chú ý đến từng chi tiết. Nếu mặt tiền có vấn đề thì hãy tự hỏi chất lượng nhà bếp sẽ thế nào.

68) Khách hàng nằm trong A-list không có nghĩa là thức ăn cũng A-List. Hãy tập trung vào liệt kê món ăn, không phải vào danh sách khách mời.

69) Hãy nhìn nếu bạn có thể thấy nhà bếp.
Một nhà bếp mở là dấu hiệu của sự tự tin.

GIỮA CÁC BỮA ĂN

70) Xác lập bữa nào là bữa ăn lớn nhất trong ngày. Các nhà hàng sẽ tập trung vào giờ ăn chính, ví dụ Tây Ban Nha và Pháp là ăn trưa.

71) Bữa trà chiều – một cơ hội khác để ăn.
Không chỉ là một truyền thống ở Anh, buổi trà chiều cũng rất phổ biến ở một số thành phố thuộc địa cũ châu Á.

72) Xác định lại bữa ăn sáng. Phở tại Việt Nam và bánh bao hấp nhân thịt lợn ở Trung Quốc là những bữa sáng truyền thống và ngon hơn bánh mì nướng.

73) Thị trường những món ăn dành cho các buổi dã ngoại cung cấp những sản phẩm ngon lành. Bạn không cần bàn và ghế gì hết.

74) Ăn những món ăn nhẹ vào nửa đêm. Ăn món Pad Thái ở Bangkok sau một đêm uống rượu có thể rất ngon nếu bạn tìm ra được nơi người dân địa phương hay đến.

75) Sắp xếp lại giờ ăn. Bữa ăn chính có thể ăn trễ vào lúc nửa đêm tại một số quốc gia. Ví dụ như món Tapas là món khai vị ở Tây Ban Nha.

76) Đừng sắp xếp các bữa ăn trên tàu xe. Có thể lên một hành trình dài với những buổi cắm trại nhưng hãy bỏ ra các lựa chọn trên đường đi, ví dụ thức ăn Ấn Độ trên xe lửa hoàn toàn không có ấn tượng gì.

77) Hãy tìm kiếm các lễ hội.
Từ mùa thu hoạch nho ở Hunter Valley đến mùa nấm trắng ở Piedmont, hãy tham gia vào các lễ hội ẩm thực được tổ chức ngay tại địa phương.

HƯỞNG THỤ BÁNH NGỌT

78) Nếu bữa ăn chính không ngon, đừng lấy món tráng miệng. Đa số đầu bếp tập trung vào khóa học những món chính hơn. Nếu các món đó không ngon, thì các món tráng miệng cũng không thể ngon hơn được.

79) Các kệ bánh xoay tròn ngon lành. Bạn có thể xem được những gì đang chào mời, nó được làm bằng tay hay đã được bày ở đó hàng tuần rồi.

80) Đồ ngọt trên đường phố có thể ngon hơn trong các nhà hàng.
Kem Gelato ngoài phố Verona là bất khả chiến bại.

81) Thử một mẫu chocolate trong bữa ăn chính.
Món xốt Oaxaca nổi tiếng thế giới là lý do tốt để thử chocolate.

82) Để món tráng miệng Ý lại cho người Ý. Tiramisu là một món phổ biến thường được phục vụ tại những nơi ít quan tâm đến món tráng miệng.

83) Ăn những nơi có mặt của các chuyên gia bánh ngọt. Các tiệm bánh ngọt Pháp và quán cà phê thường thu hút những người có tay nghề cao trong lĩnh vực này.

84) Ăn trái cây như người bản xứ. Sa lát trái cây ở nhà hàng rất dở nhưng xoài với tiêu với ớt ở đường phố Mexico thì ngon tuyệt vời.

85) Hãy thử chocolate thật.
Nếu bạn đang ở một đất nước sản xuất ca cao, hãy nếm thử chocolate ngay tại nguồn. Hãy thử Gianduja Chocolate Tasting, Ecuador.

THỨC ĂN TRONG CHỢ VÀ DỌC ĐƯỜNG

86) Hãy nhìn chừng các nhà cung cấp hiểu biết.
Hãy tránh các mức giá cao và mánh lới quảng cáo, thường là viết hoa các món ăn trên những con đường đông đúc (biển báo du lịch cũng là một dấu hiệu cảnh báo).

87) Chỉ mua món cơm Paella khi chúng được bán nhanh.
Một chảo lớn Paella và những dĩa to chỉ có thể ngon khi chúng được bán thật nhanh.

88) Tìm những bạn du lịch bụi lang thang. Du lịch bụi và món ăn địa phương (luôn luôn rẻ hơn) thường đi đôi với nhau.

89) Đển các trường đại học địa phương. Sinh viên là những người chỉ chấp nhận món ăn địa phương và rẻ. Những người bán hàng sẽ mở cửa hàng ở xung quanh đó.

90) Hãy thận trọng với những sản phẩm thủ công và các cửa hàng. Những nơi này thường được thiết kế cho khách du lịch với giá cả tăng hơn và tính trung thực thấp hơn.

91) Mua những món bẩn bẩn.
Trái cây và rau quả sạch sẽ tươi mới là sự chuẩn bị chu đáo dành cho khách du lịch.

92) Hãy tìm nơi ánh sáng yếu. Bóng đèn Halogen sáng trưng đẹp đẽ là dành cho du khách, ví dụ, El Mercado de San Miguel, Madrid. Đẹp, nhưng không phải dành cho dân địa phương.

93) Đừng để nỗi sợ vi khuẩn ám ảnh bạn.
Phần lớn các quầy hàng bán rong an toàn và cung cấp những món ăn ngon nhất mà bạn có khả năng tìm thấy.

TOUR ẨM THỰC

94) Thăm vườn nho để lấy rượu nho thật. Đến thẳng cửa hầm sẽ đảm bảo bạn có một mẫu rượu tuyệt vời của giống nho địa phương.

95) Lấy dầu ô liu thẳng từ máy ép. Không chỉ để nấu ăn, hãy đến những nơi ép dầu tại ở Địa Trung Hải để lấy những mẫu dầu này ở dạng tinh khiết nhất của chúng.

96) Dậy sớm để nướng bánh mì. Hãy tự nướng bánh mì để thưởng thức một bữa sáng ngon lành.

97) Nhổ nó và ăn nó. Tìm các trang trại trái cây và rau củ cho phép ăn tại chỗ.

98) Tự nấu ăn. Một bữa ăn tự chế chắc chắn sẽ làm bạn no căng. Để khác đi một chút, hãy thử nấu những món của thời Victoria tại Anh.

99) Ngủ lại một trang trại. Những bữa ăn tại chỗ được bao gồm trong các tour du lịch địa phương (theo mùa). Hãy thử một trang trại bơ ở Guatemala.

100) Hãy thưởng thức tách cà phê tươi được pha từ hạt. Các vườn cà phê là nơi sẽ pha cho bạn những tách cà phê thơm ngon nhất.

101) Lặn lội vào một đồn điền trà.
Một tách trà ở vùng núi sau một cuộc đi bộ dài sẽ cho bạn một cảm giác rất tươi mới. Hãy thử ở cao nguyên Cameron, Malaysia.

Với danh sách này trong tay, bạn sẽ có thể phát hiện ra một món ăn dở khi còn cách xa cả dặm và lập tức chuyển sang ăn ở nơi khác.

Bí quyết lựa món ăn của bạn là gì? Món ăn nào trên thế giới làm bạn nhớ nhất? Hãy cho tôi biết trong comment phía dưới của bạn nhé.

P/s. Có vẻ những bài dịch du lịch bên này ít ai đọc quá, định tách sang chỗ khác nhưng chắc để từ từ. 😀